VietTuts

Tự Học Lập Trình Online

  • Home
  • Java
  • Servlet
  • JSP
  • Struts2
  • Hibernate
  • Spring
  • MyBatis
  • Java WS
  • C
  • C++
  • C#
  • Python
  • PHP
  • Excel
  • VBA
  • Web
    • JavaScript
    • JQUERY
    • JSON
    • AJAX
    • CSS
    • HTML
    • HTML5
    • Node.js
    • Angular 7
  • SQL
    • MySQL
    • SQL Server
  • Misc
    • Eclipse
    • Phần mềm tiện ích
    • Cấu trúc DL&GT
    • Selenium Test

Học Node.js

Node.js là gì? Cài đặt Node.js Giới thiệu qua về Module Ứng dụng Hello World REPL Terminal Node.js NPM Callback trong Node.js Event Loop trong Node.js Lớp EventEmitter Khái niệm Buffer Khái niệm Stream Đọc/Ghi File Các đối tượng Global Đối tượng Console Đối tượng Process Giới thiệu Express Framework RESTFul API là gì? Một số Utility Module Web Module OS Module path Module net Module dns Module domain Module
1 / 3
❮ ❯

Đối tượng Global trong Node.js


Đọc ghi File trong Node.js
Đối tượng Console trong Node.js

Đối tượng Global trong Node.js là mọi thứ đều có quyền truy cập đến đối tượng này. Các đối tượng toàn cục (global) là có sẵn cho tất cả Module. Chúng ta không cần khai báo hay import chúng bởi phương thức require() mà vẫn có thể sử dụng chúng một cách trực tiếp. Các đối tượng này có thể là các Module, các hàm, các chuỗi hoặc các đối tượng.


Nội dung chính

  • __filename trong Node.js
  • __dirname trong Node.js
  • Hàm setTimeout(cb, ms) trong Node.js
  • Hàm clearTimeout(t) trong Node.js
  • Hàm setInterval(cb, ms) trong Node.js

__filename trong Node.js

Trong Node.js, __filename biểu diễn tên file của đoạn code đang được thực thi. Đây là đường dẫn tuyệt đối tới file chứa phần code này.

Ví dụ

Để minh họa cho _filenam trong Node.js, bạn tạo main.js có nội dung đơn giản sau:


// In gia tri cua __filename trong Node.js
console.log(__filename);

Chạy main.js để xem kết quả:


> node main.js

Kết quả in ra chính là đường dẫn tới main.js chứa đoạn code trên:

Đối tượng Global trong Node.js

__dirname trong Node.js

Trong Node.js, __dirname biểu diễn thư mục chứa đoạn code mà đang được thực thi.

Ví dụ

Để minh họa cho việc lấy thông tin của _dirname trong Node.js, bạn tạo main.js chứa đoạn code đơn giản sau:


// In gia tri cua __dirname trong Node.js
console.log( __dirname );

Chạy main.js để xem kết quả::


> node main.js

Kết quả in ra là thư mục hiện tại chứa main.js:

Đối tượng Global trong Node.js

Hàm setTimeout(cb, ms) trong Node.js

Hàm toàn cục setTimeout(cb, ms) được sử dụng để chạy hàm callback có tên là cb sau một khoảng thời gian ms milisecond.

Hàm toàn cục này trả về một giá trị biểu diễn Timer để có thể được xóa bởi hàm clearTimeout().

Ví dụ

Để minh họa cách sử dụng của hàm setTimeout() trong Node.js, bạn tạo main.js có nội dung như sau:


function printHello(){
   console.log( "Hello World!");
}
// Bay gio goi ham printHello sau 2 giay
setTimeout(printHello, 2000);

Chạy main.js để xem kết quả::


> node main.js

Kết quả sẽ hiện ra sau khoảng 2s. Khoảng thời gian này có thể lâu hơn 2s bởi vì thời gian delay còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như OS Timer:

Đối tượng Global trong Node.js

Hàm clearTimeout(t) trong Node.js

Hàm toàn cục clearTimeout( t ) được sử dụng để dừng một Timer đã được tạo bởi hàm setTimeout() trước đó. Tham số t chính là Timer được trả về từ hàm setTimeout().

Ví dụ

Để xóa Timer đã được thiết lập trước đó, bạn tạo main.js có nội dung đơn giản như sau. Trước tiên, chúng ta thiết lập Timer bởi hàm setTimeout(), sau đó sử dụng hàm clearTimeout() để xóa giá trị này:


function printHello(){
   console.log( "Hello World!");
}
// Bay gio goi ham printHello sau 2 giay
var t = setTimeout(printHello, 2000);

// Bay gio xoa Timer da duoc thiet lap o tren
clearTimeout(t);

Chạy main.js để xem kết quả::


> node main.js

Trên terminal sẽ không hiển thị kết quả gì.

Đối tượng Global trong Node.js

Hàm setInterval(cb, ms) trong Node.js

Hàm toàn cục setInterval(cb, ms) được sử dụng để chạy hàm callback có tên là cb một cách lặp đi lặp lại sau một khoảng thời gian ms millisecond.

Hàm toàn cục này trả về một giá trị biểu diễn Timer để có thể được xóa bởi hàm clearInterval(t).

Ví dụ

Để thấy cách sử dụng của hàm setInterval() trong Node.js, bạn tạo main.js có nội dung đơn giản sau:


function printHello(){
   console.log( "Hello World!");
}
// Bay gio, chung ta goi ham pringtHello sau 2 giay
setInterval(printHello, 2000);

Chạy main.js để xem kết quả::


> node main.js

Chương trình trên sẽ thực thi hàm printHello() sau mỗi 2 s.

Đối tượng Global trong Node.js
Đọc ghi File trong Node.js
Đối tượng Console trong Node.js

Recent Updates

Domain Module trong Node.jsDNS Module trong Node.jsNet Module trong Node.jsPath Module trong Node.jsOS Module trong Node.jsWeb Module trong Node.jsUtility Module trong Node.jsRestFul API trong Node.jsExpress Framework trong Node.jsĐối tượng Process trong Node.jsĐối tượng Console trong Node.jsĐối tượng Global trong Node.jsSắp Tết 2026 Rồi! - Còn bao nhiêu ngày nữa là đến tết 2026?

VietTuts on facebook

Học Lập Trình Online Miễn Phí - VietTuts.Vn
Danh Sách Bài Học

Học Java | Hibernate | Spring
Học Excel | Excel VBA
Học Servlet | JSP | Struts2
Học C | C++ | C#
Học Python
Học SQL

Bài Tập Có Lời Giải

Bài tập Java
Bài tập C
Bài tập C++
Bài tập C#
Bài tập Python
Ví dụ Excel VBA

Câu Hỏi Phỏng Vấn

201 câu hỏi phỏng vấn java
25 câu hỏi phỏng vấn servlet
75 câu hỏi phỏng vấn jsp
52 câu hỏi phỏng vấn Hibernate
70 câu hỏi phỏng vấn Spring
57 câu hỏi phỏng vấn SQL

Scroll back to top

Copyright © 2016 VietTuts.Vn all rights reserved. | Liên hệ | Chính sách - riêng tư | sitemap.html | sitemap_index.xml