Nội dung chính
MVC là gì?
MVC (viết tắt của Model-View-Controller) là một mẫu kiến trúc phần mềm hay mô hình thiết kế để tạo lập giao diện người dùng trên máy tính. MVC chia một ứng dụng thành ba phần tương tác được với nhau, mỗi thành phần có một nhiệm vụ riêng biệt và độc lập với các thành phần khác.
- Model: Quản lý, xử lý dữ liệu.
- View: Hiển thị dữ liệu cho người dùng.
- Controller: Điều khiển sự tương tác giữa Model và View.
Mô hình MVC giúp tách biệt giữa cách thức mà dữ liệu được xử lý phía nội hàm và phần dữ liệu hiển thị phía người dùng. Ở đây Controller nhận được tất cả các yêu cầu cho ứng dụng và sau đó làm việc với Model để chuẩn bị dữ liệu cần thiết cho View. View sau đó sử dụng các dữ liệu được chuẩn bị bởi Controller để hiển thị cho người dùng.
Các thành phần trong MVC
Model
- Là bộ phận có nhiệm vụ quản lý dữ liệu của ứng dụng.
- Chức năng biểu diễn, vận chuyển thông tin để trình diễn (view) và xử lý (control)
- Chứa tất cả các nghiệp vụ logic, đối tượng mô tả dữ liệu, ...
View
- Tương tác với người sử dụng.
- Show kết quả từ tầng Controller.
- Thu nhận các hoạt động, request của người sử dụng và chuyển cho tầng Controller xử lý.
- Hiểu một cách đơn giản, View là hệ thống các frame, cửa sổ của ứng dụng; các trang giao diện web: html, jsp; Các bảng, mẫu biểu, báo cáo.
Controller
- Định nghĩa các hành vi, hoạt động, xử lý của hệ thống.
- Đối chiếu hành động của người sử dụng từ View. Đồng thời tương tác Model để gọi View và hiển thị thông tin tương ứng cho người dùng.
Ưu điểm và nhược điểm của MVC
Ưu điểm
Do được chia thành các thành phần độc lập nên Mô hình MVC giúp phát triển ứng dụng có code dễ đọc, dễ nâng cấp, bảo trì.
Thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc tạo ứng dụng.
Nhược điểm
Đối với dự án nhỏ việc áp dụng mô hình MC gây cồng kềnh, tốn thời gian trong quá trình phát triển. Tốn thời gian trung chuyển dữ liệu của các thành phần.
Ví dụ login sử dụng mô hình MVC trong Java
Tạo một project có cấu trúc như sau:
Tạo model: LoginModel.java
package vn.viettuts.mvc; public class LoginModel { private String userName; private String password; public LoginModel() { } public LoginModel(String userName, String password) { super(); this.userName = userName; this.password = password; } public String getUserName() { return userName; } public void setUserName(String userName) { this.userName = userName; } public String getPassword() { return password; } public void setPassword(String password) { this.password = password; } }
Tạo view: LoginView.java
Lớp này chứa 2 phương thức:
- Phương thức showMessage(): hiển thị thông tin cho người dùng.
- Phương thức getUserInfo(): được sử dụng để thu thập thông tin user mà người dùng nhập.
package vn.viettuts.mvc; import java.util.Scanner; public class LoginView { public static Scanner scanner = new Scanner(System.in); public void showMessage(String smg) { System.out.println(smg); } public LoginModel getUserInfo() { LoginModel user = new LoginModel(); System.out.print("Username: "); user.setUserName(scanner.next()); System.out.print("Password: "); user.setPassword(scanner.next()); return user; } }
Tạo controller: LoginController.java
package vn.viettuts.mvc; public class LoginController { private LoginView view; public LoginController(LoginView view) { this.view = view; } public void login() { while (true) { LoginModel user = view.getUserInfo(); if (checkLogin(user)) { view.showMessage("success!"); break; } else { view.showMessage("wrong username or password!"); } } } private boolean checkLogin(LoginModel user) { if ((user.getUserName().equals("admin")) && (user.getPassword().equals("admin"))) { return true; } return false; } public LoginView getView() { return view; } public void setView(LoginView view) { this.view = view; } }
Tạo lớp App.java chứa hàm main để chạy ứng dụng.
package vn.viettuts.mvc; public class App { public static void main(String[] args) { LoginView view = new LoginView(); LoginController control = new LoginController(view); // goi ham login control.login(); } }